Marketing B2B không còn là khái niệm xa lạ với những người trong nghề. Tuy nhiên có không ít bạn trẻ chưa hiểu rõ khái niệm này. Bài viết sau sẽ giải thích rõ Marketing B2B là gì và cung cấp thông tin về cách làm Marketing B2B hiệu quả.
Marketing B2B là gì?
Để hiểu B2B Marketing là gì, trước hết hãy cùng tìm hiểu qua khái niệm về B2B.
B2B hay Business To Business, là hình thức trao đổi, buôn bán giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Tất cả các hàng hóa, dịch vụ được mua bán trực tiếp hay bằng hình thức thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp với nhau mà không phải bán cho người tiêu dùng cuối đều được gọi là hình thức kinh doanh B2B.
>> Tìm hiểu thêm: B2B Marketing Là Gì? Cách Xây Dựng Chiến Lược B2B Marketing Hiệu Quả
Các đặc điểm của Marketing B2B

Khi làm việc trong mảng tiếp thị doanh nghiệp, bạn sẽ cần chú ý một số những đặc điểm rất khác biệt so với tiếp thị cho người tiêu dùng. Nắm rõ những đặc điểm này giúp bạn hiểu hơn về khách hàng của mình. Từ đó đưa ra những chiến lược Marketing chính xác hơn.
- Số lượng khách hàng ít nhưng khối lượng mua hàng lớn hơn so với thị trường hàng tiêu dùng.
- Nhu cầu của khách hàng gắn kết chặt chẽ với xu hướng tiêu dùng của người dùng cuối.
- Cầu ít co giãn theo giá.
- Đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao bởi hợp đồng mua thường lớn.
- Thời gian trao đổi, ra quyết định của khách hàng thường lâu và có nhiều yếu tố chi phối hơn.
- Mối liên hệ giữa bên cung và bên cầu rất chặt chẽ. Khách hàng đòi hỏi nhiều chính sách ưu đãi và hậu mãi hơn.
5 chiến lược Marketing B2B hiệu quả
Sau đây là 5 chiến lược Marketing B2B giúp bạn tiếp cận được nhiều khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Chiến lược Growth Hacking
Growth Hacking là cách Marketing tập trung vào sự tăng trưởng. Tức là mục tiêu hướng đến của các marketer là số lượng khách hàng tăng trưởng đột phá. Bạn không cần quan tâm quá nhiều đến quá trình thực hiện, chỉ cần mở rộng nhanh và nhiều nhất có thể số lượng khách hàng đến với doanh nghiệp.
Chiến lược này rất phù hợp áp dụng cho các doanh nghiệp start-up. Các doanh nghiệp này nếu có đủ nguồn lực sẽ thường tập trung mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu để nhiều người biết đến.
Chiến lược Referral Program
Referral Program là cách thức quảng bá thương hiệu thông qua các mối quan hệ cá nhân. Mỗi nhân viên sẽ giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến những người thân, bạn bè, đồng nghiệp của họ. Những được giới thiệu lại tiếp tục lan truyền cho những mối quan hệ cá nhân khác. Nhờ vậy mà công ty có thể nhanh chóng tăng độ phủ thương hiệu trên thị trường.

Doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược này bằng cách tổ chức các sự kiện, tạo điều kiện cho nhân viên đưa người thân của mình tham dự. Sau đó lồng ghép giới thiệu về công ty và sản phẩm. Cách thức này sẽ hiệu quả hơn khi áp dụng với những công ty đã có chỗ đứng trên thị trường. Nhân viên có nhiều mối quan hệ chất lượng và tiềm năng.
Chiến lược Networking Event
Bên cạnh các doanh nghiệp có nhu cầu bán hàng, các doanh nghiệp khác cũng có như cầu tìm kiếm nguồn cung hàng hóa và dịch vụ chất lượng. Vì vậy, có nhiều sự kiện được tổ chức nhằm hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp cung ứng với nhau.
Doanh nghiệp nên cử những đại diện công ty tham gia vào các sự kiện như vậy. Đồng thời lên kế hoạch giới thiệu sản phẩm/dịch vụ tại sự kiện một cách kỹ lưỡng. Đây là một cơ hội quảng bá thương hiệu đến đúng người và chi phí tiết kiệm nhất mà bạn không nên bỏ qua.
Chiến lược Retargeting
Retargeting hay còn gọi là chiến lược quảng cáo bám đuổi. Đây là hình thức có thể áp dụng với cả Marketing B2B và B2C.

Có rất nhiều khách hàng quan tâm đến sản phẩm của bạn nhưng chưa ra quyết định mua hàng. Điều này không có nghĩa là họ hoàn toàn không muốn mua. Có thể vì một số lý do như chưa muốn thay đổi nhà cung cấp, chưa hiểu rõ sản phẩm,… nên họ trì hoãn việc mua hàng.
Lúc này bạn cần cho họ thấy nhiều khía cạnh hơn ở sản phẩm, nhiều chế độ ưu đãi hơn ở chính sách hợp tác,… Hãy tận dụng công nghệ dựa trên cookie của trình duyệt để biết được những khách hàng đã truy cập website, thực hiện các thao tác tìm hiểu sản phẩm nhưng chưa quyết định mua. Nhờ đó mà đẩy mạnh xuất hiện quảng cáo đối với những khách hàng đó.
Chiến lược Inbound Marketing
Chiến lược Marketing B2B cuối cùng là tiếp thị dựa trên sản xuất những nội dung đề cập các vấn đề mà khách hàng đang mắc phải. Sau đó hướng dẫn họ cách giải quyết các vấn đề đó. Ở chiến lược này, doanh nghiệp đóng vai trò là người trao đi giá trị. Còn khách hàng sẽ chủ động tìm đến doanh nghiệp khi thấy vấn đề của mình có thể được giải quyết hiệu quả.

Để thực hiện Inbound Marketing, bạn cần nắm rõ insight khách hàng. Sau đó tận dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, LinkedIn,… để chia sẻ về những vấn đề đó. Đây là phương pháp rất hiệu quả giúp khách hàng gắn kết với thương hiệu hơn.
Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ khái niệm và cách xây dựng chiến lược Marketing B2B hiệu quả. Nếu có nhu cầu tìm việc làm Marketing, đừng quên truy cập ngay Viecmarketing. Tại đây có hàng ngàn cơ hội việc làm chất lượng với mức lương hấp dẫn đang chờ bạn!