Mục Lục
Công việc của nhân viên kế toán tổng hợp
Công việc của Nhân viên kế toán tổng hợp là gì?
Công việc kế toán tổng hợp trong doanh nghiệp cần làm
1. Công việc hằng ngày phải làm
– Ghi chép, thu thập, tổng hợp, xử lý và lưu trữ các hoá đơn, chứng từ kế toán:
+ Khi DN có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế. Thì công việc của kế toán là phải thu thập tất cả các hóa đơn chứng từ có liên quan để làm căn cứ cho việc kê khai và hạch toán.
+ Sau khi đã tập được các hóa đơn chứng từ liên quan thì kế toán phải tiến hành xử lý và kiểm tra xem hóa đơn hợp pháp không, có hợp lệ, hợp lý hay không
+ Nếu phát hiện hóa đơn GTGT viết sai, hóa đơn bất hợp pháp, kế toán phải xử lý ngay theo quy định và các văn bản pháp luật liên quan
+ Lập phiếu thu/ chi, lập hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho… cần thiết trong ngày
– Vào sổ quỹ, sổ tiển gửi, và các sổ sách cần thiết khác
Lưu ý: Những chứng từ không dùng ghi sổ, hạch toán được lưu giữ 5 năm
+ Những chứng từ để ghi sổ, hạch toán được lưu giữ 10 năm
+ Những chứng từ, hồ sơ đặc biệt quan trọng tu trữ vĩnh viễn
2. Công việc hàng tháng
– Đối với những hóa đơn đầu ra thì tháng nào có phát sinh phải kê vào tháng đó.
– Lập tờ khai thuế GTGT, TNCN, TNDN hàng tháng và các loại thuế khác nếu có.Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng (Đối với những DN mới thành lập dưới 12 tháng).
– Tính giá hàng tồn kho, giá vốn hàng bán, lương, bảo hiểm , các khoản phụ cấp khác cho người lao động, khấu hao TSCĐ, tính phân bổ công cụ dụng cụ
– Lưu ý: Nếu trong tháng có phát sinh số tiền thuế phải nộp thì hạn nộp tờ khai cũng là hạn nộp tiền thuế
3. Công việc hàng quý
– Lập tờ khai thuế GTGT, tạm tính Thuế TNDN, thuế TNCN theo quý
– Hạn nộp các tờ khai trên là ngày 30 của tháng đầu tiên quý sau liền kề.
4. Công việc hàng năm
Công việc đầu năm:
– Kê khai và nộp tiền thuế môn bài đầu năm.
+ Hạn nộp tiền thuế môn bài là ngày 31/1.
+ Nếu là công ty mới thành lập thì nộp tờ khai và thuế môn bài trong vòng 30 ngày, kể từ khi có giấy phép Kinh doanh.
+ Nếu công ty có thay đổi về vốn, thì thời hạn cuối cùng nộp tờ khai thuế môn bài là 31/12 năm có thay đổi
– Nộp tờ khai thuế GTGT, TNCN tháng 12 hoặc quý IV của năm trước, thuế TNDN tạm tính quý IV năm trước liền kề. Nếu kê khai theo tháng thì hạn nộp là 20/1. Nếu theo quý thì là 30/1
– Nộp Báo cáo tài chính, Quyết toán thuế TNDN, Quyết toán thuế TNCN của năm trước liền kề: Thời hạn nộp là 31/3
– Lập báo cáo quyết toán thuế TNCN, thuế TNDN năm– Kiểm kê quỹ, kiểm kê kho hàng và tài sản, đối chiếu công nợ
– Lên sổ kế toán, đối chiếu sổ chi tiết và số tổng hợp
– Lập Báo cáo tài chính năm gồm: Bảng Cân đối Kế toán. Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ.
– Thuyết minh Báo cáo Tài chính. Bảng Cân đối số phát sinh Tài khoản.
– In sổ sách, chứng từ kế toán và trình ký các sổ sách chứng từ đó
– Lưu trữ các chứng từ và số sách
Bạn có thể quan tâm:
– Phần mềm Excel theo thông tư 200/2014/TT-BTC theo hình thức Nhật Ký Chung – Chu Đình Xinh:
– Phần mềm Excel theo thông tư 200/2014/TT-BTC theo hình thức Chứng Từ Ghi Sổ – Nguyễn Hoàng Hùng
– Phần mềm Excel theo thông tư 200/2014/TT-BTC theo hình thức Chứng Từ Ghi Sổ – Hoàng Bá Truyền
Triển vọng nghề nghiệp
Nhu cầu đối với kế toán tổng hợp ngày càng tăng vì vị trí này cần có ở mọi doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ – điển hình của quy mô doanh nghiệp trong nước, nơi không có sự chuyên môn hóa quá chi tiết, đòi hỏi một nhân viên kế toán phải thành thạo nhiều mảng chuyên môn trong nghề. Mức lương của nhân viên kế toán tổng hợp được đánh giá là tương đối cao (dao động từ 8-20 triệu) trong nghề cũng như so với mặt bằng chung, vì để làm được ở vị trí này, kế toán viên phải có kinh nghiệm làm việc ở các mảng chuyên môn trước.
Con đường từ kế toán tổng hợp lên kế toán trưởng
Trước khi trở thành kế toán trưởng, bạn phải là một kế toán tổng hợp giỏi. Để có khả năng làm kế toán tổng hợp, bạn cần có 2-3 năm kinh nghiệm làm việc ở các mảng chuyên môn trong nghề, bao gồm kế toán kho, kế toán công nợ, kế toán tài chính, kế toán thuế… Kế toán trưởng có nhiều trách nhiệm và áp lực hơn kế toán viên rất nhiều, không chỉ phải hoàn thành tốt công việc chuyên môn mà còn có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về hoạt động tài chính, kế toán của doanh nghiệp.
Kế toán trưởng là chức vụ chuyên môn cao nhất một nhân viên kế toán có thể đạt tới, nhưng đây không phải con đường thăng tiến duy nhất của mọi kế toán. Một số chức vụ điều hành cấp cao và giám đốc tài chính (CFO) bắt đầu đi lên từ kế toán tổng hợp, kiểm toán nội bộ hoặc tài chính.
Bên cạnh công việc cụ thể của nhân viên kế toán tổng hợp thì các bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều hơn nữa về các vị trí khác trong ngành kế toán như những mô tả công việc kế toán kho, kế toán bán hàng, kế toán công nợ… Hầu hết mỗi một vị trí sẽ đảm nhiệm những công việc khác nhau, chính vì thế bạn cần tìm hiểu và đưa ra sự lựa chọn công việc và nghề nghiệp của mình hiệu quả nhất.
Ngoài ra khi nhắc đến công việc kế toán có nhiều bạn thường đặt ra câu hỏi, làm kế toán kho có vất không? Thực tế công việc nào cũng sẽ có những khó khăn vất vả riêng để giải đáp được thắc mắc làm kế toán kho có vất không các bạn cần tìm hiểu chi tiết hơn bài viết cũng như hiểu rõ được bản chất công việc của kế toán kho qua đó sẽ tự mình đánh giá về vị trí này dễ dàng hơn nhé.
Download những mẫu giấy tờ cần thiết trong một bộ hồ sơ xin việc hoàn chỉnh tại đây, tải ngay!
>>> Mẫu CV xin việc file word:
>>> Mẫu sơ yếu lý lịch file word:
>>> Mẫu thư xin việc file word:
Tâm Trần – Tổng hợp và edit