Deputy general manager là gì? Trong môi trường công việc ngày nay, vị trí Deputy Manager ngày càng trở nên quan trọng vì đóng vai trò cầu nối giữa nhân viên cấp dưới và cấp trên. Bài viết dưới đây, Cv.com.vn sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho các bạn đọc về Deputy general manager là gì? Công việc của Deputy Manager là gì? Cùng theo dõi nhé!
Deputy general manager là gì?

“Deputy Manager hay phó phòng là người có quyền điều hành thứ hai, sau người quản lý trong hệ thống phân cấp tổ chức, đội nhóm.”
Deputy Manager sẽ thay mặt cho Manager giải quyết các công việc trong thẩm quyền khi Manager không có mặt. Đây là một vị trí quản lý quan trọng trong tổ chức hoặc doanh nghiệp, đóng vai trò hỗ trợ, là cầu nối giữa những nhân viên cấp dưới và cấp trên. Người giữ vị trí này có trách nhiệm giúp đỡ quản lý cấp cao trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, đồng thời đảm bảo hiệu suất và sự phát triển của tổ chức.
Xem thêm Lịch trình ngày đầu tiên của một nhân viên tại công ty mới
Công việc của Deputy Manager là gì?
Vậy, công việc, nhiệm vụ của một Deputy Manager là gì? Trên thực tế, sẽ không có câu trả lời cụ thể cho vấn đề này. Bởi với mỗi tổ chức, ngành nghề khác nhau, nhiệm vụ của Deputy Manager sẽ khác nhau. Tuy vậy, sẽ có một số công việc, nhiệm vụ chung mà hầu hết các Deputy Manager đều cần thực hiện như sau:
- Thay mặt cho Manager khi họ không có mặt.
- Hỗ trợ cho người quản lý trong công việc hàng ngày, quá trình ra quyết định có liên quan đến các thủ tục, hoạt động trong phạm vi quyền hành của người quản lý.
- Tham dự vào các cuộc họp của phòng ban, chuẩn bị chi tiết các báo cáo cần thiết.
- Giúp cho Manager giám sát các hoạt động của phòng ban để đạt được mục tiêu đã đề ra trước đó.
- Phối hợp với các bộ phận khác nhau như tài chính, kế toán, nhân sự và tiếp thị.
- Giám sát, đảm bảo các nhân viên thuộc phòng ban đang quản lý thực hiện đúng nguyên tắc, quy định của doanh nghiệp.
- Chuẩn bị các báo cáo liên quan đến hoạt động của phòng ban theo định kỳ (tuần, tháng, quý,…) để trình lên Manager.
Chức năng nhiệm vụ Deputy General Manager

Chức năng của Deputy General Manager
Trong doanh nghiệp vị trí Deputy General Manager có các chức năng chính sau:
Thứ nhất, hỗ trợ Tổng giám đốc điều hành và quản lý doanh nghiệp
Deputy general manager là gì? Deputy General Manager chính là những trợ thủ đắc lực của Tổng giám đốc. Nhiệm vụ của họ là hiện thực hoá các chiến lược, mục tiêu kinh doanh do Tổng giám đốc đề ra.
Bạn có thể hiểu đơn giản là Tổng giám đốc sẽ ra quyết định thực hiện một kế hoạch, chiến lược nào đó, còn Deputy General Manager sẽ là người trực tiếp triển khai thực hiện kế hoạch.
Thứ hai, thực hiện các nhiệm vụ Tổng giám đốc giao phó
Deputy General Manager sẽ chủ động lên kế hoạch và thực hiện các nhiệm vụ do Tổng giám đốc phân công. Đồng thời họ sẽ báo cáo kết quả công việc cho Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm về kết quả đạt được.
Thứ ba, thiết lập mục tiêu, chính sách hoạt động
Chức năng sau cùng của Deputy General Manager là thiết lập chính sách, mục tiêu hoạt động cho toàn doanh nghiệp và cho từng bộ phận. Điều này đảm bảo công tác quản lý và vận hành của doanh nghiệp luôn diễn ra suôn sẻ, hiệu quả.
Nhiệm vụ của Deputy General Manager
Tuỳ thuộc vào mảng công việc được phân công mà Deputy General Manager sẽ đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản họ vẫn phải đảm bảo các nhiệm vụ chính sau:
Thứ nhất, quản lý nhân sự
Deputy general manager là gì? Phó tổng giám đốc có trách nhiệm bố trí nhân sự, phân công công việc cho nhân viên cấp dưới và quản lý đội ngũ nhân viên theo đúng quy định của doanh nghiệp. Họ cũng chịu trách nhiệm dẫn dắt, phát triển đội ngũ nhân sự trong công việc và hỗ trợ họ phát triển các kỹ năng nghiệp vụ.
Bên cạnh đó, Deputy General Manager còn hỗ trợ công tác tuyển dụng, đào tạo nhân viên và tiến hành đánh giá, khen thưởng nhân viên theo các chính sách của công ty.
Thứ hai, điều hành hoạt động kinh doanh, sản xuất trong doanh nghiệp
Deputy General Manager có trách nhiệm hỗ trợ các bộ phận, phòng ban của công ty lên kế hoạch làm việc, điều phối công việc và quản lý ngân sách để doanh nghiệp luôn hoạt động ổn định. Đồng thời, họ cũng phối hợp với Tổng giám đốc trong việc xây dựng chính sách để nâng cao hiệu quả kinh doanh và giảm thiểu các nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra.
Thứ ba, xây dựng cơ cấu tổ chức cho các bộ phận
Phó tổng giám đốc là người đứng ra xây dựng cơ cấu tổ chức cho từng bộ phận trong doanh nghiệp và trình ban giám đốc phê duyệt. Đây là nhiệm vụ khá quan trọng vì nó đảm bảo doanh nghiệp được tổ chức hợp lý để hoàn thành tốt nhất các mục tiêu kinh doanh.
Thứ tư, xây dựng chính sách, quy trình, quy định cho doanh nghiệp
Một doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả và ổn định cần có hệ thống chính sách, quy trình, quy định cụ thể. Bởi vậy nhiệm vụ của Deputy General Manager là thiết lập và ban hành các quy chế, quy định để doanh nghiệp luôn hoạt động với hiệu suất cao nhất.
Xem thêm Bật mí cách tìm việc nhân viên thẩm định hồ sơ vay hiệu quả nhất
Khác nhau giữa Vice và Deputy

Deputy general manager là gì? Cả 2 từ này đều là danh từ để chỉ phó, ví dụ phó giám đốc, phó chủ tịch, nhưng khi sử dụng tùy theo trường hợp mà khác nhau. Deputy dùng chỉ người “phó” nắm những chức vụ nhỏ trong tổ chức, ví dụ phó phòng, phó ban (deputy manager). Trong khi đó, Vice dùng chỉ người giữ chức vụ “phó” ở những vị trí lớn hơn, ví dụ phó giám đốc, phó chủ tịch (vice director, vice president).
Qua bài viết trên đây, Cv.com.vn đã cung cấp mọi thông tin về Deputy general manager là gì? Công việc của Deputy Manager là gì? Hy vọng, nhưng thông tin trên đây của bài viết sẽ đều hữu ích với các bạn đọc. Cảm ơn các bạn đọc vì đã xem qua bài viết này nhé!
Lộc Đạt – Tổng hợp
Tham khảo ( www.careerlink.vn, hrchannels.com, www.topcv.vn. nguyenquyle82.wixsite.com. quantrinhahang.edu.vn )