Hà Nội đẩy mạnh chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, chất lượng nguồn nhân lực cơ bản đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp; tỷ lệ lao động được giải quyết việc làm ngày càng tăng; chuyển đổi số trong hoạt động tuyển dụng phát huy tối đa sức mạnh và hiệu quả.
Chất lượng tay nghề nhân lực “điểm yếu” của thị trường lao động Việt Nam
Sau khi tình hình dịch bệnh Covid – 19 được kiểm soát, thị trường lao động cả nước phục hồi tương đối nhanh với mức tăng khá trên cả hai phạm trù lực lượng lao động và việc làm. Theo Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội, tính đến tháng 10/2022, thành phố đã giải quyết việc làm cho hơn 183.000 lao động. Trong đó số lao động được giải quyết việc làm qua cung ứng dịch vụ việc làm của các doanh nghiệp và qua các hình thức khác là 110.509 lao động. Triển khai hiệu quả các chương trình, kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, vượt 14,3 % kế hoạch năm.
Tuy nhiên, bên cạnh những dấu hiệu tích cực, cũng cần nhìn nhận rõ thực tế thị trường với những điểm yếu đang bộc lộ. Chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực của thành phố hiện nay chưa thể đáp ứng tốt với yêu cầu thị trường và mong muốn của các nhà tuyển dụng. Chính vì độ “vênh” lớn giữa yêu cầu công việc và năng lực, kỹ năng của người lao động đã khiến không ít doanh nghiệp gặp khó khi tuyển dụng nhân sự. Khi các doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới vào quy trình sản xuất của mình, khả năng thích nghi và đáp ứng của lao động Việt Nam còn thấp.
Từ kinh nghiệm kết nối cung – cầu về lao động, việc làm, CEO Trần Thị Trang, Giám đốc Điều hành JOBKEY Hà Nội cho biết theo kết quả khảo sát từ báo cáo hoạt động năm 2022 của hệ thống vieclamhanoi.vn, vừa được thực hiện trong tháng 11/2022, tình trạng thiếu hụt nhân lực của Hà Nội chiếm 22% so với cơ cấu tỉ trọng cả nước. Tập trung chủ yếu ở các ngành dịch vụ, du lịch, xây dựng, kiến trúc, bán buôn, bán lẻ, kế toán, tài chính, CNTT. Mặc dù nhu cầu tuyển dụng rất lớn, tuy nhiên đa phần doanh nghiệp rất khó tuyển dụng được lao động phù hợp với yêu cầu công việc, do số lượng ứng viên đăng ký đều thiếu đi những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết.
Bên cạnh đó, khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu thực của thị trường vẫn chưa được rút ngắn một cách đáng kể. Phần lớn các cơ sở đào tạo hiện nay chưa bắt kịp xu thế sử dụng lao động của doanh nghiệp. Cũng là “cơn đau đầu” chưa có hướng giải quyết triệt để với các nhà quản lý.
Tăng cường hướng nghiệp, đào tạo nghề cho người lao động chuyển đổi công việc
Với những đặc thù của thị trường lao động Hà Nội như đã phân tích ở trên. Công tác đào tạo tay nghề vững chắc cho người lao động phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp, giúp người lao động thất nghiệp sớm quay trở lại với thị trường lao động. Được xem là một trong những giải pháp quan trọng, căng cơ để giải quyết vấn đề việc làm và lao động thành phố, góp phần đảm bảo an ninh xã hội.
Theo Luật Việc làm, hỗ trợ học nghề là một trong 4 chế độ mà người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp được hưởng khi mất việc làm. Tính đến nay, trên địa bàn thành phố có hơn 50 cơ sở giáo dục nghề nghiệp và tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp đã được cấp phép tổ chức đào tạo. Các nhóm ngành nghề được người lao động đăng ký tham gia học tương đối đa dạng. Bước đầu đã đem lại những tín hiệu tích cực. Nhiều người lao động thất nghiệp sau khi tham gia các khóa đào tạo đã được trang bị kỹ năng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm mới, chuyển đổi công việc để hòa nhập trở lại với thị trường lao động thành phố.
Đẩy mạnh hỗ trợ giải quyết việc làm: phát huy nội lực “chuyển đổi số” trong hoạt động tuyển dụng
Đứng trước áp lực lớn như hiện nay, Hà Nội sẽ phải có sự nghiên cứu để tìm kiếm các chiến lược ứng biến linh hoạt với chuyển động của thị trường lao động. Thành phố cần tạo ra môi trường tuyển dụng và tìm việc làm Hà Nội đa chiều, có khả năng kết nối, tương tác mạnh mẽ với nhiều thành phần, cộng đồng tham gia. Trong đó tận dụng “sức nóng” chuyển đổi số trong hoạt động tuyển dụng để rút ngắn khoảng cách giữa doanh nghiệp và ứng viên, được đánh giá là một trong những giải pháp “đón đầu” với những chuyển đổi khó dự báo trước của thị trường lao động. Nhất là khi hoạt động kết nối cung – cầu về lao động và việc làm giữa doanh nghiệp với người lao động hiện nay được nhiều chuyên gia tuyển dụng đánh giá đang thiếu đi sự chặt chẽ.
Là đơn vị hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực kết nối tuyển dụng, tìm việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động. Hệ thống tuyển dụng online vieclamhanoi.vn triển khai cách thức hoạt động qua nhiều hình thức. Ngay từ những ngày đầu thành lập, đơn vị đã định hướng xây dựng không gian tìm việc an toàn, chuyên nghiệp, đa nền tảng từ thiết bị mobile đến PC. Để thực hiện sứ mệnh là người đồng hành uy tín, là “người mai mối” mát tay cùng doanh nghiệp và ứng viên giải quyết những mong muốn từ hai phía.
Chủ động xây dựng cơ sở dữ liệu về người lao động với các thông tin liên hệ cơ bản như zalo, hộp thư điện tử email, điện thoại cá nhân để cung cấp cho người lao động những thông tin cần thiết, kết nối cung cầu lao động theo từng đơn hàng của nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, lồng ghép tư vấn định hướng nghề nghiệp với hoạt động tư vấn việc làm, tìm việc làm lái xe tại Hà Nội, marketing, bán hàng, kinh doanh,… Cập nhật nhu cầu sử dụng lao động, dự báo ngành nghề, xu hướng tuyển dụng của doanh nghiệp và thị trường ở các mức ngắn hạn và dài hạn sẽ mở ra cho người lao động thêm nhiều cơ hội được giải quyết việc làm.
Hotline: 024.668.252.68
Email: contact@vieclamhanoi.vn
Website: https://vieclamhanoi.vn
Địa chỉ: Số 22 phố Tràng Tiền, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội